Thật ra táo bón không phải là bệnh, đây chỉ là rối loạn tiêu hóa tạm thời hay do triệu chứng của bệnh lý khác gây ra.Táo bón làm cho em bé đi ngoài khó khăn, tốn thời gian, có thể gây chậm phát triển nếu không chữa trị sớm.Vậy nên, vấn đề này làm cho không ít các mẹ cảm thấy lo lắng, bất an.Với những phương pháp chữa trị táo bón cho trẻ nhỏ dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho các mẹ khi chăm sóc con.
Nguyên nhân táo bón của trẻ nhỏ?

1.Bú sữa mẹ không đầy đủ

Bởi trong thành phần của sữa mẹ, có chứa chất hormone motilin giúp cho tăng nhu động ruột của trẻ nhỏ để trẻ đi phân dễ dàng, thuận tiện hơn.Mà sữa ngoài lại có công thức khó tiêu hóa sẽ khiến các đường hấp thụ nước nhiều hơn so với sữa mẹ.Bởi vậy khi nước hấp thụ hầu hết qua thành đường ruột khiến cho phân bị khô hơn và khó di chuyển ra ngoài so với bình thường.Vậy nên, em bé bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít bị táo bón hơn so với em bé bú sữa ngoài.

2.Thiếu chất xơ

Chất xơ giúp giữ nước trong ruột già và lượng thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, dễ dàng hơn.Những em bé ăn nhiều chất đạm mà lại ít chất xơ, ăn không đủ lượng chất sẽ rất dễ bị táo bón và tình trạng nặng dần.
3.Không uống nước đầy đủ


Khi uống ít nước sẽ khiến trẻ nhỏ bị táo bón, đây là nguyên nhân phổ biến. Các trẻ nhỏ trên 1 tuổi thường xuyên hoạt động, chạy nhảy, nghịch ngợm nhưng lại uống quá ít nước.Thay vì uống nước lọc tinh khiết các bé lại thường thích uống nước ngọt, đồ uống có ga, soda (có chứa thành phần chất caffeine) khiến cho trẻ nhỏ đi tiểu tiện nhiều hơn làm cơ thể mất nước dẫn đến táo bón.

4.Đi đại tiện giờ khác nhau

Nhiều bà mẹ thường không rèn cho con thói quen đi đại tiện đúng giờ, khi trẻ ham chơi sẽ lười đi đại tiện. Về lâu dài, con trẻ sẽ mất cảm giác buồn đi đại tiện nên gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và bị táo bón.

5.Sử dụng quá nhiều thuốc

Khi trẻ bị ốm yếu, suy dinh dưỡng, viêm đường hô hấp, thiếu máu, còi xương,…cần sử dụng đến thuốc kháng sinh, và đây chính là nguyên nhân khiến các em bé bị rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Các biểu hiện khi trẻ bị táo bón

Khi trẻ có những biểu hiện như dưới đây, các mẹ sẽ biết con mình đang bị táo bón:

-Không đi đại tiện hoặc đi đại tiện không tới 2 lần/ ngày

- Đi đại tiện tốn thời gian và khó khăn, phân cứng, khô, to

-Đau bụng, đầy hơi, bụng chướng to, buồn nôn.

-Phân của trẻ như đất sét dính lại vào đồ lót.

Vết máu dính trên bề mặt của phân.

Bị táo bón có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ không?

Trẻ bị táo bón thường sẽ khỏi trong 2 ngày và không gây nguy hiểm. Nhưng, nếu các mẹ không kịp thời phát hiện để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, khiến cho tình trạng táo bón của trẻ kéo dài nặng hơn, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.
-Táo bón kéo dài làm cho thể chất và trí tuệ phát triển không đều:Những lúc bị táo bón trẻ em thường biếng ăn, bỏ sữa, lâu dần cơ thể trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng và các khoáng chất. Vậy nên, sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ bị chậm lại.

Rối loạn hệ tiêu hóa: Táo bón lâu ngày sẽ làm trẻ gặp các bệnh về đường ruột như viêm đại tràng, viêm đường ruột,…

-Hậu môn bị nứt: Hiện tượng nứt hay chảy máu hậu môn xuất hiện khi trẻ bị táo bón lâu ngày khiến cho phân bị ức ở ruột dẫn đến mất nước.

Phương pháp massage bung cho trẻ nhỏ

Massage bụng là một trong những phương pháp trị táo bón cho trẻ nhỏ hiệu quả và nhanh chóng. Massage bụng vừa giúp trẻ nhỏ chữa trị triệu chứng táo bón vừa giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

>>> Xem thêm: bé bị tiêu chảy uống gì - trẻ bị táo bón chảy máu - bé bị đau bụng nôn trớ - Tìm hiểu thông tin hữu ích cho mẹ và bé tại báo tin tức Love of Mom