Khi đã xây dựng và phát triển thành công cho mình cửa hàng đầu tiên, rất nhiều nhà quản lý sẽ bắt đầu hướng đến nhân rộng cửa hàng, xây dựng chuỗi hệ thống trên khắp mọi nơi. Điều này giúp cho họ có thể gia tăng lợi nhuận và tăng sự nhận biết của thương hiệu. Nhưng thực tế không ít người gặp thất bại trong việc xây dựng chuỗi cửa hàng khi mà doanh thu cửa hàng tiếp theo lại không mang lại doanh thu bằng cửa hàng trước. Vậy làm thế nào để có thể mở chuỗi cửa hàng thành công?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài kinh nghiệm để bạn có thể giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

1. Lựa chọn địa điểm bán hàng
Nếu bạn qua loa trong việc chọn địa điểm bán hàng thì việc thất bại là điều dễ dàng xảy ra. Một địa điểm bán hàng lý tưởng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ. Do vậy, trước khi quyết định địa điểm mở cửa hàng tiếp bạn cần thực hiện một cuộc khảo sát, xem nhu cầu địa phương có phù hợp với mô hình kinh doanh của mình hay không. Việc xây dựng chuỗi cửa hàng ở vị trí lý tưởng, đông người sinh sống cũng là yếu tố thu hút khách hàng và bạn có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo.

Tuy nhiên, để có thể đáp ứng tất cả chi phí trên là chuyện không hề dễ dàng vì bạn còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố tài chính, thời gian,.. Do vậy bạn có thể lựa chọn những nơi thích hợp với phân khúc khách hàng mà mình đang hướng tới. Ví dụ khách hàng của bạn chủ yếu là những học sinh, sinh viên thì một vị trí gần trường học sẽ là địa điểm lý tưởng. Hoặc đa số đối tượng khách hàng của bạn là những người đã đi làm thì việc mở cửa hàng ở nơi tập trung nhiều công ty, doanh nghiệp sẽ là sự lựa chọn hiệu quả.

Tóm lại, bạn cần đầu tư thời gian tìm hiểu môi trường xung quanh và lựa chọn những nơi phù hợp với ngân sách trước khi quyết định mở chuỗi cửa hàng.

2. Nắm bắt xu hướng

Khi len lỏi vào thị trường mới, đồng nghĩa với việc nguồn hàng chưa nhiều và lượng khách hàng chưa ổn định. Bạn sẽ phải đầu tư thêm tiền bạc và trình độ chuyên môn để có thể duy trì chi nhánh, bù lỗ và tạo ra những chiến dịch thu hút khách hàng. Đồng thời bạn phải nắm bắt xu hướng chính xác thị trường đang hướng tới. Bởi mỗi một địa điểm sẽ có một thói quen mua sắm và tiêu dùng khác nhau. Bạn sẽ phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, thay đổi và tiếp cận những xu hướng mới để có thể phát triển chuỗi cửa hàng.

3. Sử dụng Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng.

Nhiều chủ cửa hàng nhỏ lẻ thường tiết kiệm ngân sách chi tiêu và đôi khi tiết kiệm luôn cả khoản chi cho phần mềm quản lý. Có thể, thời gian đầu lượng khách không nhiều nhưng về sau khi lượng khách lớn và muốn mở rộng quy mô thì bắt đầu “đau đầu” và khó khăn trong việc quản lý. Lúc đó mới thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng các công công cụ trong quản lý.

Công ty PAP Technology sắp đưa ra thị trường Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail cho phép bạn quản lý tập trung kể cả khi có nhiều chuỗi cửa hàng. Phần mềm thay thế những phương pháp quản lý thủ công, lỗi thời, kém chuyên nghiệp là điều bạn cần làm để mọi việc hoạt động cũng như việc quản lý trong chuỗi cửa hàng mang lại kết quả kinh doanh hiệu quả nhất.

Việc lựa chọn áp dụng Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng S2Retail sẽ giúp cửa hàng bạn:

  • Chuyên nghiệp hơn: Bạn hãy cứ tưởng tượng, nhân viên cửa hàng bạn đôi khi không thể nhớ hết được giá sản phẩm, khi thanh toán tiền cho khách phải ghi chú ra giấy hoặc bấm máy tính mới ra được con số… Bấy nhiêu thôi cũng đã khiến cửa hàng của bạn thiếu chuyên nghiệp trong mắt khách hàng rồi. Sử dụng phần mềm giúp nhân viên nắm vững hệ thống của sản phẩm, hàng tồn đọng, hàng đã hết, sản phẩm được giảm giá… Từ đó, giúp tư vấn sản phẩm nhanh chóng, chốt sale thần tốc.

  • Quản lý và chăm sóc khách hàng/nhân viên: Các dữ liệu bán hàng và dữ liệu khách hàng được lưu trữ sẽ vô cùng hữu ích giúp thực hiện các chiến dịch Marketing, chăm sóc và bán hàng lâu dài trên mỗi khách hàng. Đồng thời, khâu quản lý nhân viên cũng thuận lợi hơn bởi phần mềm kiểm soát và theo dõi được nhân viên đi làm đúng giờ, hoàn thành tốt deadline đúng hạn,…

  • Quản lý hàng hóa: Việc quản lý hàng hóa qua sổ sách hoặc file Excel đều rất thủ công và mất nhiều thời gian. Với phần mềm quản lý việc xuất – nhập hàng, hàng hóa hỏng hóc, hàng hết… đều trở nên vô cùng đơn giản, nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.

  • Quản lý mọi lúc mọi nơi: Với phần mềm bán hàng bạn hoàn toàn có thể quản lý từ xa về hàng hóa, nhân viên, doanh thu, kho hàng… điều này, sẽ không thể làm được đối với các cửa hàng không áp dụng công cụ quản lý. Hơn thế nữa, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để lên chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường.