Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và là kế hoạch để phát triển mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có.

Về mặt đối nội: Kế hoạch xây dựng sản xuất nhỏ tại nhà chính là thước đo đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Giúp bạn nhìn nhận được những thế mạnh và hạn chế cần phải sửa đổi để có hướng đi tốt hơn.

Về mặt đối ngoại: Bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như: đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết được doanh nghiệp bạn có xứng đáng để họ đầu tư hay không.



Tại sao nên lập kế hoạch kinh doanh

9+ Bước lập kế hoạch kinh doanh
Để có được bản kế hoạch thật chất lượng và tiềm năng thì cần phải trải qua những bước sau:



Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất chỉ với 9 bước

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo
Ý tưởng cũng giống như linh hồn, bởi vậy để có nền tảng thành công bạn cần xây dựng được mục tiêu và ý tưởng thật độc đáo.

Đừng ngại nó điên rồ hay viển vông như thế nào, chỉ cần bạn thấy nó có khả thi và phát triển được thì mọi thứ vẫn có cơ hội để đánh đổi.

Thế nên khi bắt đầu làm kế hoạch kinh doanh hãy đưa ra ý tưởng tiềm năng, ít “đụng hàng” nhất, điều này sẽ quyết định lên đến 50% tỷ lệ thành công của bạn.

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được
Dĩ nhiên, muốn vẽ ra con đường thì phải có điểm đầu và điểm cuối. Phải có những mục tiêu và thành quả sẽ đạt được đó gọi là cái đích. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra thông tin chi tiết và chính xác hơn về lối đi.



Mục tiêu và thành quả của bản kế hoạch kinh doanh

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, vì vậy cần phải phân tích được thị trường mình nhắm tới, hiểu tệp khách hàng hiện tại như thế nào để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Mọi yếu tố môi trường xung quanh đều rất quan trọng đây là bước chuyển mình trong bản kế hoạch kinh doanh.

Bước 4: Lập biểu đồ SWOT – Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Lập ra biểu đồ SWOT giúp bạn có thể thống kê lại bản thân mình. Có thế mạnh gì, cần phải khắc phục gì,…

Khi đã hiểu rõ các tiềm năng của mình bạn sẽ có cách lập kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn nằm ở phân khúc giá rẻ, chất lượng trung bình thì chỉ nên đánh vào giá để tận dụng thế mạnh. Không nên cạnh tranh với hàng chất lượng cao cấp, giá cao.

Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại và to lớn? nhưng bạn có làm được không? Cần phải có bản kế hoạch chi tiết để phân chia hợp lý hệ thống, kết hợp giữa các bộ phận để có hiệu quả tốt nhất.

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
Một trong các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh đó là marketing. Quảng bá, truyền thông thương hiệu luôn là yếu tố quan trọng để thu hút tệp khách hàng lớn nhất. Đồng thời quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng nhanh nhất.

Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing ngay lập tức giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh hơn, mở rộng thị trường dễ dàng hơn.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng thì nhân sự cũng cần phải tăng lên để đáp ứng được khối lượng công việc. Cần có hệ thống chuyên môn quản lý, đào tạo, hướng dẫn nhân viên nắm bắt được sản phẩm, dịch vụ cần quảng bá.



:: Địa chỉ cho thuê kho hà nội uy tín tại khu vực Hà Đông
Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính
Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, vì vậy cần phải phân bổ một cách hợp lý. Nếu không sẽ không cân bằng được việc lãi không đủ đề bù lỗ. Cần phải cho vào kế hoạch cụ thể những khoản chi phí chi ra chi tiết để có được cái nhìn chung nhất.

Bước 9: Kế hoạch thực hiện
Khi đã lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn chỉ cần vạch từng bước để triển khai theo đúng quỹ đạo đã được vạch sẵn.